Site icon MB66

Adiaratou Iglesias: Trốn chạy khỏi Mali để trở thành người hùng thể thao Tây Ban Nha

Adiaratou Iglesias: Trốn chạy khỏi Mali để trở thành người hùng thể thao Tây Ban Nha - Ảnh 1.

123b – Adiaratou Iglesias là một trong 4.400 VĐV khuyết tật sẽ tham gia tranh tài tại Paralympic Paris 2024 khởi tranh vào rạng sáng 29-8. Cô là người bạch tạng, mất 90% thị lực và đã giành 1 HCV, 1 HCB môn điền kinh tại Paralympic Tokyo 2020.

Adiaratou Iglesias trên bục nhận huy chương điền kinh cho người khuyết tật – Ảnh: Beyondsuncare

Adiaratou Iglesias (tên thường gọi là Adi) là VĐV điền kinh khuyết tật người Tây Ban Nha (gốc Mali). Cô là niềm hy vọng của thể thao Tây Ban Nha tranh tài tại Paralympic Paris 2024 (Thế vận hội dành cho VĐV khuyết tật) diễn ra từ ngày 29-8 tới 9-9-2024 tại Paris, Pháp. 

Tuy bị khiếm thị do chứng bạch tạng bẩm sinh, nhưng với nghị lực phi thường, Adi đã giành HCB ở giải điền kinh thế giới dành cho người khuyết tật khi mới 20 tuổi. Cô xuất sắc giành 1 HCV 100m, 1 HCB 400m môn điền kinh tại Paralympic Tokyo 2020. Sắp tới, Ali mong sẽ tiếp tục bảo vệ tấm HCV trên đường chạy 100m tại Paralympic 2024.

Chạy trốn tuổi thơ bất hạnh

Adiaratou Iglesias sinh ngày 6-2-1999 tại Bamako, Mali (quốc gia ở Tây Phi, khí hậu khắc nghiệt, tồn tại nhiều hủ tục lạc hậu). Khi còn nhỏ, Adi nhận thức được mình khác biệt so với mọi người bởi màu trắng khác thường từ da tới tóc, lông mi. Adi luôn bị đuổi đánh, thậm chí có thể bị giết với mục đích tế thần trong những nghi lễ mê tín dị đoan tại những quốc gia châu Phi gần sa mạc Sahara.

Như bao đứa trẻ khác ở Bamako, Adi thường giúp mẹ làm việc vặt và rất nhanh nhẹn. Adi kể với Reuters: “Tôi đam mê chạy, nhưng trước năm 2014, tôi không có cơ hội được tập luyện bởi hoàn cảnh quá khắc nghiệt”.

Năm Adi 11 tuổi (2010), để bảo vệ con mình khỏi việc bị tấn công từ dân làng đối với người bạch tạng, bố mẹ đẻ quyết định gửi cô sang Tây Ban Nha cho người anh trai đang sống ở đó.

Tuy nhiên, Adiaratou Iglesias phải ở trong trại trẻ mồ côi 2 năm trước khi được một gia đình nhận nuôi vào năm 2013. Sau đó, cô sống với bố mẹ nuôi ở thành phố Lugo, và mang quốc tịch Tây Ban Nha.

Trả lời phỏng vấn Reuters, Adi nhấn mạnh sự ủng hộ to lớn từ mẹ nuôi – bà Lina Iglesiaa: “Nếu không có mẹ, tôi không thể trở thành VĐV điền kinh. Tôi nói với mẹ rằng tôi thích điền kinh. Sau đó mẹ gặp một HLV ở Lugo từng tham gia Paralympic, nên tôi được đào tạo, tham gia vào thể thao chuyên nghiệp dành cho người khuyết tật”.

Adi tập luyện ở Trung tâm huấn luyện chất lượng cao của Tây Ban Nha, chuẩn bị cho Paralympic 2024 – Ảnh: REUTERS

Bộ sưu tập huy chương

Khi là công dân Tây Ban Nha, Adiaratou Iglesias mới biết sự khác thường trên cơ thể mình là chứng “bạch tạng” – căn bệnh khiến Adi bị mất 90% thị lực. Nhờ đeo chiếc kính dày cộp, thị lực của Adi tăng lên được 20%, nên với cô vạch kẻ trên đường đua điền kinh chỉ hiện ra lờ mờ. 

Kể về HCV nội dung 100m và HCB 400m tại Paralympic Tokyo 2020, Adi chia sẻ: “Tôi không biết đã chạy qua vạch đích vì tôi không nhìn rõ những gì bên cạnh cho tới khi được mọi người xướng tên”.

Trước đó, năm 2019, Adi giành HCB ở nội dung chạy 100m và 200m tại Giải vô địch điền kinh dành cho người khuyết tật thế giới. Tại giải, Adi đã lập kỷ lục cho Tây Ban Nha với thành tích 11,99 giây ở cự ly 100m. 

Với những thành tích trên, năm 2023, Ủy ban châu Âu (EU) đã mời Adiaratou Iglesias phát biểu, đại diện cho sự vươn lên mạnh mẽ cho dù từng bị phân biệt đối xử, bị xúc phạm. Adi còn được chọn làm đại sứ cho “BEYOND SUNCARE” một tổ chức phi chính phủ hoạt động bảo vệ sự công bằng, chống ung thư da cho những người bị bạch tạng ở Tây Ban Nha và các nước châu Phi.

Trước thềm Paralympic Paris 2024, Adiaratou Iglesias khao khát sẽ nghe thấy tiếng mẹ nuôi hô vang “huy chương vàng” sau cuộc đua. Bà Lina (60 tuổi) nghẹn ngào cho biết “Tôi run rẩy xúc động ôm con gái, mỗi lần tôi xem con thi đấu hoặc chiến thắng, tôi đều có cảm xúc khó tả”.

Hầu hết thời gian của Adi là ở trung tâm tập luyện chất lượng cao dành cho VĐV tại thủ đô Madrid. Nhưng ở Lugo, mẹ nuôi vẫn dành một phòng riêng để lưu giữ những huy chương trong sự nghiệp của cô. Adi nói: “Căn phòng đó sẽ là viện bảo tàng của tôi, nơi có thể khiến mẹ cảm thấy hạnh phúc vì tôi”.

Nói về dự định trong tương lai, Adiaratou Iglesias mơ ước trở thành một chuyên gia vật lý trị liệu thể thao hoặc giáo viên dạy trẻ em.

Adi khởi động trước buổi gặp gỡ các VĐV điền kinh khuyết tật quốc tế trước thềm Paralympic Paris 2024 – Ảnh: REUTERS

Paralympic 2024 là lần thứ 17 Thế vận hội người khuyết tật được tổ chức, và là lần đầu tiên do Pháp đăng cai. Năm nay, Thế vận hội sẽ có khoảng 4.400 VĐV tham dự, tranh tài ở 23 môn thi.

Lễ khai mạc Paralympic 2024 sẽ diễn ra lúc 1h ngày 29-8 (giờ Việt Nam). Sau đó sẽ là màn tranh tài của các VĐV. Sự kiện sẽ kéo dài hơn 10 ngày, kết thúc bằng lễ bế mạc vào rạng sáng 9-9.

Sau Olympic, thủ đô Paris của nước Pháp sẽ tiếp tục tổ chức Thế vận hội người khuyết tật Paralympic 2024.

Exit mobile version